dia chi cua hang giay da bong
Hà Nội
49 An Trạch (Trịnh Hoài Đức kéo dài).
dien thoai cua hang giay bong da
Điện thoại
Mr Quân: 04 665 99993
Mr Tú : 0908 739 937
Mr Tuấn : 0908 937 739
nick chat giay da bong vip
Giỏ hàng
0
Giỏ hàng trống
Giày đá bóng sân cỏ nhân tạo Nike, Adidas
Giay da bong san co nhan tao Nike, Adidas

(BongDa.com.vn) – Trong những ngày gần đây đã có rất nhiều thông tin cho rằng trong mùa hè này sẽ có một cuộc cách mạng về nhân sự ở Arsenal và chắc chắn đây sẽ là cuộc đại phẫu lớn nhất từ trước tới nay. Nhưng nếu nhìn lại những gì đã và đang xảy ra trong vài năm trở lại đây, liệu các CĐV The Gunners có thể tin vào giấc mơ đó không? Con số 70 triệu bảng là có thật hay chỉ là bong bóng xà phòng?
 
>> Mỗi phút ra sân của Arshavin trị giá tới 7.800 bảng
>> Tương lai Andrey Arshavin rất u ám
>> Video: Liverpool 3 – 2 Arsenal (Barclays U21 Premier League)
>> Sao trẻ St. Etienne ‘đắt hàng’

Vòng luẩn quẩn của Tiền bạc – Cầu thủ- Danh hiệu

Kể từ khi các cầu thủ Arsenal chuyển đến thi đấu tại SVĐ mới – sân Emirates vào mùa giải 2006-2007 để thay thế cho “ngôi nhà cũ”  Highbury thì đó cũng là cột mốc đánh dấu sự sa sút của một đội bóng từng làm mưa làm gió tại NHA, cùng với Manchester United của Sir Alex tạo nên những cuộc đối đầu kinh điển nhất Xứ sở sương mù. 390 triệu bảng là cái giá đã được bỏ ra cho sự khởi đầu mới này. Tất nhiên CLB không thể thanh toán được hết số tiền khổng lồ trên, phần lớn trong đó đến từ những khoản vay của ngân hàng và những khoản tài trợ đến từ các đối tác.

Và cứ thế mỗi năm, Arsenal lại phải gồng mình để chi trả các khoản nợ đang dần đè nặng  lên. Niềm an ủi lớn nhất với Arsenal là SVĐ mới với sức chứa hơn 60.000 chỗ ngồi mang lại cho họ doanh thu cũng như lợi nhuận lớn hơn rất nhiều: trên 50 % và biến CLB thành đội bóng có SVĐ lớn thứ 3 tại Anh, chỉ sau Old Trafford của M.U (76.000 chỗ ngồi ) và SVĐ quốc gia Wembley (90.000 chỗ ngồi ). Việc xây dựng SVĐ mới không có gì là sai nhưng cái sai của Arsenal là đã không lường trước và tính toán được những khó khăn mà họ sẽ phải đương đầu một khi khoản nợ khổng lồ đang lơ lửng trên đầu họ.

SVĐ mới – sân Emirates vào mùa giải 2006-2007 để thay thế cho “ngôi nhà cũ”  Highbury. Ảnh: Internet

Và rồi cứ thế mỗi mùa giải, Arsenal phải để các cầu thủ tốt nhất của mình ra đi để trang trải những khoản nợ, đồng thời đưa về những bản hợp đồng mới theo dạng tiềm năng, ít gây tiếng vang trên TTCN. Một phần cũng do tư tưởng và triết lý làm bóng đá có phần bảo thủ của HLV Arsène Wenger, ông chỉ muốn đưa về các cầu thủ trẻ, những mục tiêu giá rẻ rồi tìm cách huấn luyện họ trở thành những Henry, Patrick Vieira, Bergkamp… mới. Nhưng cuộc sống không phải là một giấc mơ, không phải bao giờ niềm tin và hi vọng cũng được đáp đền xứng đáng. Bendtner, Denilson, Vela… từng  được kỳ vọng rất nhiều và bản thân họ cũng là những người có khả năng nhưng sức ép, áp lực ở 1 đấu trường như NHA là quá lớn dẫn đến thui chột dần khả năng chơi bóng, không nhiều cầu thủ trên thế giới phải trải qua những điều đó ở cái tuổi của họ. Hay những cầu thủ giá rẻ nhưng kém chất lượng như Squillaci, Park Chu Young, hoặc không hòa nhập được với lối chơi như Andre Santos, Chamakh. Tất cả đều minh chứng cho sự chuyển nhượng sai lầm ở Emirates.

Với một môi trường bóng đá khắc nghiệt như NHA thì chỉ có những cầu thủ tài năng nhất mới có thể đưa CLB lên ngôi vô địch được. HLV Arsène Wenger chỉ có thể đảm bảo cho Arsenal một suất trong Tốp 4 với tấm vé tham dự Champion League chứ không thể giúp Arsenal cạnh tranh sòng phẳng được với MU, Chelsea hay “gã nhà giàu mới nổi” Man City tại NHA. Chưa kể đến phải cạnh tranh với các ông lớn khác như Real Madrid, Barcelona hay Bayern Munich tại Champion League.

 Đứng trên phương diện một cầu thủ, một khi những cố gắng của họ không được đền đáp, CLB chủ quản không tạo cho họ sự tin tưởng về một sự thành công cũng như chế độ lương bổng xứng đáng thì việc họ ra đi cũng là điều dễ hiểu. Arsenal mất đi Flamini, Adebayor, Clichy, Nasri… chỉ vì kỳ kèo chuyện lương bổng. Người ta có thể nói họ tham lam nhưng thực tế liệu có gì sai khi làm một phép so sánh với những cầu thủ của CLB khác cũng có khả năng như họ thì đang được hưởng sự đãi ngộ lớn hơn rất nhiều. Arsenal mất đi những thủ lĩnh thực sự như Henry, Fabregas, Van Persie bởi vì họ cần ra đi để làm thực hiện những ước mơ dang dở mà Arsenal có lẽ vào thời điểm đó không cho họ được. Đó chính là danh hiệu! Dù tình yêu CLB vẫn còn căng tràn trong huyết quản nhưng họ cũng phải gạt sang một bên và để lý trí quyết định.

Cái vòng luẩn quẩn giữa tiền – cầu thủ- danh hiệu vẫn cứ ảm ảnh Arsenal trong suốt 7 năm qua và sắp bước sang năm thứ 8 trắng tay. CLB vẫn có thể tự hào trên phương diện làm kinh tế khi liên lục có lãi trong những năm qua nhưng trên phương diện làm bóng đá đó là một sự thất bại lớn.

Những lý do chúng ta tin vào một cuộc cách mạng:

Thứ 1: Sau 8 năm không danh hiệu, tình yêu và niềm tin ở nơi các CĐV The Gunners đã vụn vỡ đi rất nhiều. Dù tình yêu vẫn còn nhưng chắc chắn cũng không còn nồng nàn như trước được, khi mà bức tranh ảm đạm về một tương lai không sáng sủa vẫn luôn hiển hiện. Không chỉ vậy, các đội bóng khác cũng không còn đánh giá cao sức mạnh của Arsenal nữa. Với họ Arsenal bây giờ chỉ giống như một CLB tầm trung ở NHA khi chỉ mục tiêu đến cuối mùa giải luôn chỉ là chen chân vào Top 4 cùng 1 suất dự Champion League. Cùng sự lớn mạnh của Man City và Tottenham, ngay đến mục tiêu Top 4 giờ đây cũng không phải dễ dàng. Niềm tự hào và kiêu hãnh của đội bóng lớn nhất London giờ còn đâu nữa?

Thứ 2: Chất lượng, chiều sâu đội hình đang xuống cấp dần. Ngoài những cầu thủ đã và đang thi đấu khá tốt như Koscielny, Arteta, Walcott, Santi Cazorla,Gervinho, Podolski, Giroud… hay “tương lai đội bóng” như Jack Wilshere, Jenkinson, Kieran Gibbs, Ramsey, Chamberlain… thì hầu như các cầu thủ còn lại đều không đạt yêu cầu. Có nhiều người đã lâu không chơi cho CLB nhưng vẫn thuộc biên chế của Arsenal. Một đội bóng không có ngôi sao nhưng quỹ lương lại cứ phình to ra, đó là một nghịch lý. Thanh lý hết những “món hàng thải” là việc đầu tiên phải làm để hướng đến một đội hình chất lượng hơn.

Thứ 3: Sức ép đến vị trí của HLV Wenger cùng BLĐ đội bóng hiện phải hướng chịu đang là rất lớn. Đã không ít lần trong mùa giải này giới truyền thông đưa tin về việc ông Wenger sẽ bị sa thải vì thành tích kém cỏi của đội bóng. Sự chịu đựng của CĐV cũng có giới hạn, một trong số đó đã yêu cầu ông từ chức thông qua những tấm biểu ngữ trên sân Emirates. Không chỉ vậy, họ còn gọi Giám đốc điều hành Ivan Gazidis là “kẻ lừa đảo” khi ông này luôn có những phát biểu được lập đi lập lại kiểu như: "Chúng tôi đạt nhiều lợi nhuận trong năm nay, và sẽ có khá nhiều tiền dành cho quỹ chuyển nhượng" , "Nếu gặp những mục tiêu phù hợp chúng tôi sẽ mua, vấn đề không phải là chuyện tiền bạc".

Sau 8 năm không danh hiệu, tình yêu và niềm tin ở nơi các CĐV The Gunners đã vụn vỡ đi rất nhiều. Ảnh: Internet

Người ta cũng đặt ra câu hỏi không hiểu những ông chủ như Kroenke vs Usmanov đang làm cái quái gì? Tỉ phú người Mỹ Kroenke sẵn sàng bỏ ra 731 triệu bảng để mua lại 62 % cổ phiếu Arsenal và đánh bật  tỉ phú người Nga Usmanov để lên là cổ đông lớn nhất Arsenal nhưng những lời hứa hẹn ông nói với BLĐ, CĐV và giới truyền thông cũng bay theo gió. Mùa giải đầu tiên 2011-2012 lên nắm quyền ông ta hứa hẹn rất nhiều nhưng kết quả là Arsenal phải bán đi cả đội trưởng Fabregas và cầu thủ xuất sắc nhất nước Pháp 2011 Samir Nasri, rồi cũng chỉ cuống cuồng đưa về những cầu thủ tầm trung vào ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng. Kết thúc mùa giải 2011-2012 ông nói rằng sẽ có 50 triệu bảng cho 1 cuộc cách mạng nhân sự và kết quả là Arsenal lại mất đi chân sút chủ lực Van Persie cho đại kình địch ManU và tiền vệ chủ chốt Alex Song cho Barca. Kroenke đang tự tay bóp chết niềm tin của các CĐV ở nơi ông, thêm 1 lần nữa mọi chuyện không biết sẽ trở nên tội tệ thế nào? Chắc chắn với kinh doanh thực dụng của người Mỹ, ông ta sẽ không muốn chuyện như vậy xảy ra.

Lời kết

Trong những ngày qua, các thông tin chuyển nhượng cứ đến liên tiếp. Từ Jovetic, Jonathan Williams, Isco…đến những mục tiêu không tưởng như Mario Goetze, Casillas, Benzema, Higuain…Có thể nhiều trong số đó đến từ những thông tin không chính xác như một cách PR của báo chí nhưng cuộc cách mạng nhân sự ở Emirates không phải hoàn toàn là không có cơ sở. Với những ai yêu mến Arsenal chắc chắn họ đang đếm từng ngày để đến với kỳ chuyển nhượng mùa hè sôi động, nhưng điều cần làm trước mắt là Arsenal phải lọt được vào Top 4 đã. Bởi chỉ có giành chiếc vé dự Champion League thì Arsenal mới có thể thu hút được các ngôi sao đến với Emirates.

(Bạn đọc: a.k.a Persie)


* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập BongDa.com.vn

>> Mỗi phút ra sân của Arshavin trị giá tới 7.800 bảng
>> Tương lai Andrey Arshavin rất u ám
>> Video: Liverpool 3 – 2 Arsenal (Barclays U21 Premier League)
>> Sao trẻ St. Etienne ‘đắt hàng

Tin tức tổng hợp thể thao bóng đá - Thể Thao VIP

VN:F [1.9.21_1169]
Rating: 0.0/5 (0 votes cast)
Leave a Reply